• Wellcome to CÔNG TY TNHH SAPPHIRE AGRUCILTURE

Kỹ Thuật Nông Nghiệp.

5/3/2020 12:22:57 PM 1314

   Kỹ thuật xử lý mụn dừa để làm đất trồng.
Đầu tiên các bạn cần chuẩn bị các vật dụng và nguyên liệu cần thiết sau:
- 01 bao Mụn dừa (loại bao tải 25-30kg)
- 50g phân Urê
- 02 kg Bột Vôi tôi
- 4 muỗng canh nấm Trichoderma
- 01 thùng 100 lít được thiết kế vòi thoát nước ở đáy thùng.
Trong mụn Dừa có 2 chất quan trọng ảnh hưởng lớn đến bộ rể cây trồng là Tanin (chất chát có nhiều trong trà, mụn dừa, …tan trong môi trường nước) và Lignin (chất chát chỉ hòa tan trong môi trường kềm). Chất chát Tanin và Lignin đóng vai trò là cái bịt mõm bịt mọi đường hút – hít của rể cây, dẫn đến chết cây. Do vậy, khi xử dụng mụn dừa ta phải xử lý 2 chất chát này khỏi mụn dừa.
 Bước 1 : Xả chát Tanin (tan trong nước)
- Bạn đổ bao mụn Dừa vào thùng 100 lít, khóa vòi thoát, đổ nước vào ngâm.
- Thời gian ngâm từ 1-3 ngày. Mục đích chính là hòa tan Tanin . Sau 3 ngày bạn xả hết nước, lúc này bạn để ý thấy nước chảy ra có màu nâu sậm (màu rỉ sét). Bạn có thể thực hiện Bước xả chát Tanin này 1-3 lần hay bao nhiêu lần tùy bạn. Khuyên bạn nên làm ít nhất 3 lần, mỗi lần ngâm 3 ngày cho sạch Tanin. Nếu bạn để ý kỹ, màu của mụn dừa mới bỏ vào có màu vàng nghệ, sau khi xả chát xong sẽ có màu vàng đỏ (nghệ đậm), màu sáng đỏ lên chút ít.
 Bước 2 : Xả chát Lignin
- Bạn đổ hết mụn dừa trong thùng ra ngoài (chờ hốt vô lại).
- Cho 2 kg vôi vào thùng rồi đổ nước vào (khoảng ½ thùng). Lưu ý: Vôi tôi gặp nước sinh nhiệt rất nóng, bạn sẽ bị phòng ở giai đoạn này nếu không cẩn thận.
- Rồi bạn hốt mụn dừa cho vào thùng từ từ , dùng cây khấy đều rồi chờ 5-7 ngày để lignin tan trong môi trường kềm (nước vôi).
- Khi bạn bỏ mụn Dừa vào nước vôi trắng đục, lập tức mụn dừa đổi màu thành màu nâu đất và màu nước vôi cũng chuyển sang màu nâu. Lignin tan ra làm chuyển màu nước vôi đấy bạn. Cứ từ từ, 5-7 ngày sau bạn sẽ thấy nước đục hơn rất nhiều. Lúc này bạn đã có thể xả hết nước vôi ngâm mụn dừa chứa Lignin được rồi. Nếu bạn để ý, để hỗn hợp mụn dừa ngâm nước vôi đến ngày thứ 7 sẽ bắt đầu có mùi đặc trưng: mụn dừa thúi.
  Bước 3 : Bước trung gian
- Để bước 4 làm thành công, bạn phải thực hiện bước này thật kỹ. Xã hết vôi trong mụn dừa.
- Bạn cứ đổ đầy nước trong thùng rồi ngâm 24h xả hết rồi lại đổ đầy ngâm 24h. Bạn làm liên tục 3-5 ngày như vậy để xả hết chất vôi còn lại trong mụn dừa tránh gây ảnh hưởng đến bước tiếp theo là ủ nấm Trichoderma. Lần xả cuối cùng, bạn xả hết nước và để mụn dừa thoát hết nước trong 24h.
 Bước 4 : Ủ mụn dừa cùng nấm Trichoderma
- Nếu thấy mụn dừa còn ngậm nước, cần thiết thì bạn dùng tay vắt từng nắm mụn dừa cho ráo nước (càng khô càng tốt).
- Tiếp theo, bạn dùng 100g phân Urê hòa tan trong 3-5 lít nước, đợi khi phân hòa tan hoàn toàn thì cho nấm Trichoderma vào và khuấy đều rồi tưới dung dịch này lên mụn dừa. Dùng tay trộn đều mụn dừa cho tơi sốp lên rồi đậy kín thùng ủ.
- Cứ mỗi 3 ngày bạn lại trộn đều mụn dừa cho tơi sốp lên.
- Sau 7 lần trộn (21 ngày) bạn thấy mụn dừa chuyển hẳn sang màu nâu đen. Vậy là mụn dừa sạch đã sẵn sàng cho bạn sử dụng.
[LƯU Ý: Nếu sử dụng mụn dừa trồng nấm ăn thì chú ý cẩn thận nấm Trichoderma. Vì nấm Trichoderma là nấm đối kháng, làm hoại các loài nấm khác (kể cả nấm ăn).]
( Nguồn tham khảo )

CONTACT

0938272225

sales@sapphireagriculture.vn

https://www.facebook.com/Giaiphapnongnghiep4.0/

Our factories located in Vietnam, India, Srilanka & Thailand